Thiết kế xây dựng công trình tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

- Thiết kế công trình xây dựng tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
- Lập dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, tổng dự toán các công trình xây dựng.
- Thiết kế kiến trúc, kết cấu các công trình dân dụng, công nghiệp.
- Thiết kế công trình xây dựng nhà ở dân dụng, công trình công nghiệp, biệt thự,..
- Thiết kế thi công nội thất, ngoại cảnh.

Liên hệ tư vấn theo số điện thoại 0947.58.35.35 hoặc 0938.48.26.08
 

IMG 0464

ĐƠN GIÁ THIẾT KẾ XÂY DỰNG

Đơn giá thiết kế

Ghi Chú:
- Đơn Giá Thiết Kế Chưa Bao Gồm GTGT.
- Hợp đồng Thiết Kế có giá trị tối thiểu mười lăm triệu đồng.
- Giá trị hợp đồng thiết kế sẽ được hoàn lại nếu Kiến Lê được lựa chọn làm Nhà Thầu thi công công trình.
1. CÁCH TÍNH DIỆN TÍCH THIẾT KẾ
- Tầng Hầm, Tầng Trêt, Lầu Trong Nhà: 100%
- Sân Vườn, Ban Công, Sân Thượng, Mái: 50%
2. kHỐI LƯỢNG HỒ SƠ THIẾT KẾ
Hồ sơ được in trên khổ A3 thành 02 bộ giao cho Chủ Đầu Tư. Hồ sơ thiết kế trọn gói sẽ bao gồm các bản vẽ sau:
- Hồ Sơ Thiết Kế Kỹ Thuật Kiến Trúc: Mặt Đứng, Mặt Bằng, Mặt Cắt, Chi tiết cấu tạo trang trí ngoại thất, chi tiết mái,..
- Hồ Sơ Thiết Kế Kỹ Thuật Kết Cấu: Chi tiết, kích thước cấu kiện bê tông, hàm lượng cốt thép từ móng đến mái.
- Hồ Sơ Thiết Kế Kỹ Thuật Điện: Sơ đồ Nguyên Lý Điện, Chi Tiết Bố Trí Điện Trong Nhà, Ngoài Nhà, Bố Trí Bóng, Ổ Điện, Công Tắc, Điều Hòa, Cáp Mạng Internet, Camera,...
- Hồ Sơ Thiết Kế Kỹ Thuật Nước: Sơ đồ Nguyên Lý Cấp Thoát Nước, Chi tiết bố trí hệ thống ống cấp - thoát nước, thiết bị nước.
- Hồ sơ thiết kế Sân Vườn: Chi Tiết Sàn Sân, Cốt Sàn, Bồn Hoa, Bể Cá, Trang Trí Tường, Bố Trí Cây Xanh,..
- Hồ Sơ Thiết kế Nội Thất: Chi Tiết Vách Trang Trí, Trần Đèn, Phòng Vệ Sinh, Cầu Thang, Cửa, Gạch Lát, Vật Dụng,...
- Hình Phối Cảnh của Ngoại Thất, Nội Thất, Sân Vườn.

 

img 0554

THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
      1. Thiết kế xây dựng gồm các bước: Thiết kế sơ bộ (trường hợp lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi quyết định đầu tư dự án.
      2. Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều loại công trình, mỗi loại công trình có một hoặc nhiều cấp công trình. Tùy theo loại, cấp của công trình và hình thức thực hiện dự án, việc quy định số bước thiết kế xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định, cụ thể như sau:
            a/ Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
            b/ Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng;
            c/ Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng, có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công phức tạp;
            d/ Thiết kế theo các bước khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.
      3. Công trình thực hiện trình tự thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải phù hợp với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế ở bước trước.
      4. Trường hợp thiết kế ba bước, nếu nhà thầu thi công xây dựng có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thì được phép thực hiện bước thiết kế bản vẽ thi công.
      5. Thiết kế xây dựng công trình phải đảm bảo các yêu cầu chung sau đây:
            a/ Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy định về kiến trúc; dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt;
            b/ Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình có thiết kế công nghệ;
            c/ Nền móng công trình phải đảm bảo bền vững, không bị lún nứt, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, các công trình lân cận;
            d/ Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế, thỏa mãn yêu cầu về chức năng wr dụng; nảo đảm mỹ quan, giá thành hợp lý;
            e/ An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn liên quan; đồi với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật;
            f/ Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình; đồng bộ với các công trình liên quan.
      6. Đối với công trình dân dụng và công trình công nghiệp, ngoài các yêu cầu quy định trên còn phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
            a/ Kiến  trúc công trình phải phù hợp với phong tục, tập quán và văn hóa, xã hội của từng vùng, từng địa phương;
            b/ An toàn cho người khi xảy ra sự cố; điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quả cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn; bảo đảm khoảng cách giữa các công trình, sử dụng các vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của đám cháy đối với các công trình lân cận và môi trường xung quanh;
           c/ Các điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng;
           d/ Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm đảm bảo tiết kiệm năng lượng.
      7. Nội dung thiết kế xây dựng công trình:
           Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
            - Phương án công nghệ
            - Công năng sử dụng
            - Phương án kiến trúc
            - Tuổi thọ công trình
            - Phương án kết cấu, kỹ thuật
            - Phương án phòng, chống cháy nổ
            - Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao
            - Giải pháp bảo vệ môi trường
            - Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng

      8. Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình:
            a/ Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và quy trình bảo trì công trình xây dựng (nếu có);
            b/ Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình trong trường hợp nhà thầu thiết kế là tổ chức.
            c/  Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ theo khuôn khổ thống nhất, được lập danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.

 

z1987955327321 1bf0111830800e7b3261620f5d8f0c19
Mặt tiền nhà gác lửng
z1993226495789 e358b0b42c7af31ca93856c0aab9d003
Mặt bằng trệt
z1993226493679 7e7f0bc4249b958dc502c532b813b258
Mặt bằng tầng lửng

----------------------------------------------------------------------

Phòng Kỹ thuật


Phòng Chăm sóc khách hàng


Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay215
  • Tháng hiện tại6,847
  • Tổng lượt truy cập290,972
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây